Trong bất kỳ lĩnh vực nào, dây chuyền sản xuất/máy móc, thiết bị đều được đầu tư khá tốn kém. Dù nhà máy/công ty lớn mạnh cỡ nào cũng không thể thay đổi máy móc thường xuyên. Bởi vậy, bảo trì thiết bị (BTTB) đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất.

Cùng tìm hiểu các phương pháp, hình thức, quy trình và báo giá bảo trì máy móc và trang thiết bị công nghiệp!

6 lí do các nhà máy cần bảo trì thiết bị máy móc công nghiệp

Vòng đời của thiết bị, máy móc thường đi qua 5 giai đoạn: vận hành → hỏng hóc → sửa chữa → vận hành → loại bỏ/thay thế. Chính vì vậy, bảo trì tốt thiết bị sẽ giúp:

  • Tăng tuổi thọ máy móc, thiết bị
  • Nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc
  • Giảm tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa
  • Đảm bảo an toàn lao động, sản xuất
  • Ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động
  • Giúp tiết kiệm chi phí sản xuất

Bảo trì thiết bị 1

Khi nào cần bảo trì

Để đảm bảo thiết bị vận hành được trơn tru, các doanh nghiệp cần chú ý thời gian bảo trì máy móc. Mỗi loại thiết bị sẽ có thời gian bảo trì khác nhau, tùy theo mỗi trường làm việc (khí hậu, thời tiết), thiết kế của thiết bị,… cũng như cách thức, thời gian vận hành của nhà máy.

Ví dụ: nhà máy hoạt động liên tục 24/24 thì thời gian bảo trì sẽ rút nhất hơn so với việc nhà máy làm việc không liên tục. Thiết bị hoạt động ngoài trời cần được kiểm tra, tra dầu, bơm mỡ hoặc thay thế linh kiện để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả.

Thông thường các hệ thống máy móc hay robot vừa mới lắp đặt sẽ có thời gian bảo dưỡng 3 lần đầu tiên cách nhau khá ngắn (định kỳ 3 tháng/lần). Đến khi hệ thống làm việc trơn tru thì thời gian bảo trì sẽ được kéo giãn (12 tháng/lần hoặc hơn).

Các phương pháp và quy trình bảo trì thiết bị công nghiệp

Về cơ bản, quy trình bảo trì máy móc dựa trên vòng đời của chúng: vận hành → hỏng hóc → bảo trì, sửa chữa → vận hành → loại bỏ/thay thế. Dựa trên quy trình này, chúng ta có thể phân loại các phương pháp bảo trì bên dưới:

Phương pháp Diễn giải Ưu điểm Nhược điểm Áp dụng
Bảo trì phục hồi Chỉ được thực hiện khi máy móc đã bắt đầu hư hỏng, bắt buộc phải sửa chữa, phục hồi. Tiết kiệm chi phí ban đầu -Dễ gián đoạn quá trình sản xuất

-Không đảm bảo an toàn lao động, sản xuất

-Chi phí sửa chữa cao khi máy móc trục trặc. Thậm chí phải thay thế máy mới do lỗi không thể khắc phục.

Cơ sở sản xuất nhỏ, nhà máy hoạt động không có tính dây chuyền
Bảo trì phòng ngừa/ngăn ngừa Bảo trì định kì dựa trên độ tin cậy các thành phần của thiết bị (thời hạn sử dụng các chi tiết của thiết bị) Kéo dài tuổi thọ máy móc, giảm thiểu các hư hỏng đáng tiếc trước thời hạn. Tốn chi phí bảo dưỡng định kỳ Cơ sở sản xuất nhỏ, nhà máy hoạt động dây chuyền
Bảo trì cơ hội Bảo trì khi nhà máy không sản xuất hoặc bảo trì ngoài ca sản xuất. Không ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất trong quá trình sửa chữa Cần đồng nhất thời gian sản xuất và bảo trì Cơ sở sản xuất nhỏ, nhà máy làm việc không liên tục
Bảo trì dựa trên tình trạng Bảo trì căn cứ vào các dữ liệu thu được từ hệ thống cảm biến. Từ đó, các kỹ sư sẽ biết được tình trạng máy móc và thực hiện bảo trì cần thiết trước khi các thiết bị bị hư hỏng. Tiết kiệm chi phí bảo trì định kì Cơ sở sản xuất nhỏ, nhà máy hoạt động dây chuyền liên tục hoặc không liên tục đều có thể sử dụng phương pháp này
Bảo trì dự đoán

 

Bảo trì căn cứ vào các dữ liệu thu được để phân tích, dự đoán tình trạng thiết bị thời gian tới và lên kế hoạch vận hành phù hợp. Tăng tối đa tuổi thọ của thiết bị và tối ưu hóa quá trình vận hành trong sản xuất. Yêu cầu nhân viên bảo trì trình độ cao, có kinh nghiệm trong việc dự đoán các khả năng hư hỏng của thiết bị. Nhà máy hoạt động dây chuyền

4 cách thức bảo trì thiết bị công nghiệp

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, các nhà máy thường dựa vào loại thiết bị để điều chỉnh phương pháp bảo trì phù hợp.

  • BTTB chính (đây là những thiết bị chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo tính an toàn sẽ được bảo trì phòng ngừa hoặc bảo trì theo tình trạng).
  • BTTB quan trọng (Các thiết bị này có ảnh hưởng đến dây chuyền nhưng chỉ mang tính dự phòng, chỉ nên bảo dưỡng theo tình trạng và lên kế hoạch sửa chữa khi có dấu hiệu hư hỏng)
  • BTTB phụ trợ (Các thiết bị này không quá quan trọng và không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nên có thể áp dụng phương pháp bảo trì phục hồi)
  • Bảo trì toàn bộ nhà máy

Giải pháp OEE

Giải pháp OEE (Hiệu quả Thiết bị Tổng thể) là giải pháp đo lường năng suất và hiệu quả vận hành của thiết bị. OEE giúp doanh nghiệp xác định phần trăm thời gian sản xuất thực sự hiệu quả, đánh giá vấn đề trong quá trình sử dụng và bảo trì.

OEE mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: 

  • Tối ưu hóa chi phí sản xuất và BTTB
  • Nâng cao năng suất hoạt động
  • Tăng độ tin cậy và độ an toàn khi sử dụng thiết bị

Liên hệ Công ty Hà Kỳ Anh để nhận:

  • Tư vấn miễn phí quy trình, phương thức bảo trì và cách thức vận hành hệ thống hiệu quả, tiết kiệm chi phí
  • Báo giá BTTB máy móc công nghiệp mới nhất